Ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô hoạt động như thế nào?

Những ký hiệu và đèn cảnh báo trên bảng táp lô ô tô có ý nghĩa quan trọng phản ánh tình trạng hoạt động của xe và hỗ trợ người lái nắm bắt thông tin nhanh chóng. Tất nhiên việc hiểu rõ toàn bộ các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô là điều không dễ dàng. Vậy hãy cùng Tahico đi tìm hiểu về các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô hoạt động như thế nào ngay bây giờ nhé nhé.

Ý nghĩa ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô

Việc xuất hiện các ký hiệu đèn cảnh báo trên trên ô tô khá đa dạng. Thông thường là do quá trình sửa chữa. Cụ thể khi người thợ sửa xe tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn. Mặc dù cảm biến đó không bị hư nhưng khi đã tháo ra thì giống như lời cảnh báo an toàn của hãng. Hoặc điều khác khiến đèn báo lỗi xuất hiện trên xe chính là một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề. Đây là sự cảnh báo đã đến lúc bạn cần kiểm tra bộ phận.

ky-hieu-den-canh-bao-tren-o-to (3)

Ý nghĩa ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô

Một mẹo dành cho người điều khiển ô tô chính là dựa vào màu sắc của đèn báo lỗi để nhận biết. Nếu bất kỳ đèn nào sáng màu đỏ thì hãy kiểm tra lại xe ngay lập tức bởi có thể đó là lỗi gây nguy hiểm cho tài xế. Đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây nghĩa là hệ thống hoạt động bình thường. Nếu đèn báo màu cam hoặc vàng thì bạn cần liên hệ nơi bảo hành hoặc trung tâm sửa chữa để kiểm tra.

Đèn cảnh báo trên ô tô hoạt động như thế nào?

Trên bảng đồng hồ sau vô lăng ô tô, nhà sản xuất có bố trí một hệ thống đèn báo. Mỗi ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô có ký hiệu mang ý nghĩa riêng. Hiện nay, các ký hiệu đèn báo được áp dụng chung, sử dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe, thương hiệu xe trên thế giới.

Các ký hiệu đèn cảnh bảo trên ô tô màu thường có các nhóm màu chính sau:

  • Đèn báo màu đỏ: Cảnh báo các lỗi xe hoặc tình huống nguy hiểm, cách xử lý kịp thời khi đèn báo đỏ là dừng xe ngay lập tức. Kiểm tra các lại động cơ xe. Nếu không thể tự khắc phục, có thể bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của đội ngũ cứu hộ.
  • Đèn báo màu vàng: Thông báo lỗi xe cần kiểm tra, loại đèn này xuất hiện thì cấp độ nguy hiểm chưa cao vẫn có thể duy trì được tốc độ. Tuy nhiên, sau đó bạn cần kiểm tra lại các chi tiết liên quan.
  • Đèn báo màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động, thông báo cho người điều khiển chú ý. Thường thì các loại đèn này sáng trong quá trình hoạt động, báo hiệu tình trạng hoạt động của thiết bị.
ky-hieu-den-canh-bao-tren-o-to (2)

Đèn cảnh báo trên ô tô hoạt động như thế nào?

 

Thuật ngữ khác liên quan đến đèn cảnh báo trên ô tô

  • Có thêm 3 thuật nhữ khác liên quan đến đèn cảnh báo ô tô mà bạn cũng nên chú ý đó là:
    Cụm đồng hồ đo còn có thể được gọi là trung tâm thông tin người lái. Nó chứa đồng hồ tốc độ, máy đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường và mọi đồng hồ đo khác mà xe của bạn có. Đây cũng là nơi hiển thị đèn cảnh báo và các thông tin quan trọng khác của xe để người lái không bỏ sót.
  • ECU: Nhiều bộ phận của các phương tiện hiện đại được điều khiển bởi một ECU, hoặc bộ điều khiển điện tử. Về cơ bản, nó là một máy tính hoặc một loạt máy tính theo dõi tình trạng của chiếc xe và thực hiện các thay đổi để đảm bảo nó hoạt động bình thường.
  • OBDII đề cập đến hệ thống chẩn đoán trên xe. Kết hợp với ECU, hệ thống OBDII tạo ra các mã cho biết khi xe xảy ra sự cố. Sau đó, chủ sở hữu hoặc kỹ thuật viên có thể “đọc” những mã đó bằng thiết bị OBDII, thiết bị này sẽ cho họ biết bộ phận cần chú ý của xe.
ky-hieu-den-canh-bao-tren-o-to (1)

Thuật ngữ khác liên quan đến đèn cảnh báo trên ô tô

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về các ý nghĩa của ký hiệu ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô mà Tahico muốn chia sẻ, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.

POST REPLY